Hotline: 0902 760 384
Zalo
Kính chào quý khách đến với thực phẩm USA FOODS

emailEmail: info@usafoods.vn

Chi Tiết Sản Phẩm

Bắp cừu (trừu) có xương

Công dụng của thịt cừu còn giúp giảm hen suyễn, trị viêm phế quản, có tác dụng bổ phổi, tráng dương. Hãy cùng Usafoods tìm hiểu ngay 5 công dụng của thịt cừu cho sức khỏe bạn nhé!

Thịt cừu chính là thành phần tuyệt vời của chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Trong thịt cừu có độ đàn hồi cao, cấu trúc thịt mềm, mịn và độ dẻo kết dính đặc biệt. Món ăn lạ này chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là tốt cho trí nhớ, hệ miễn dịch.

Thịt cừu cũng chính là “thần dược” tuyệt vời, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và bổ máu, giúp giảm tình trạng hen suyễn hoặc viêm phế quản. Không những thế, công dụng của thịt cừu còn giúp tráng dương, mạnh gân cốt, cực có lợi cho nam giới. Hàm lượng các chất dinh dưỡng ở thịt cừu không hề thua kém so với thịt dê. Vừa giàu chất dinh dưỡng lại ít mỡ, ít Cholesteron, thịt cừu đang được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Dưới đây là 5 công dụng của thịt cừu.

1. Bổ sung hàm lượng lớn Protein cho cơ thể công dụng của thịt cừu

Công dụng của thịt cừu giúp bổ sung lượng Protein chất lượng cao cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng. Hàm lượng Protein trong thịt cừu nấu chín khá cao lên đến 30%. Sử dụng “thần dược” này đúng cách cho bạn nguồn năng lượng dồi dào, bổ sung các axit amin cần thiết, có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

Vì vậy, thịt cừu đặc biệt có lợi cho những người thường xuyên tập thể hình để phục hồi vận động, hoặc phù hợp với những bệnh nhân sau phẫu thuật. Bổ sung lượng protein chất lượng cao có trong thịt cừu là cách đơn giản để bổ sung thành phần dinh dưỡng này.

Tìm hiểu loại thực phẩm giàu protein nào lành mạnh nhất?

2. Cung cấp chất béo có lợi

  • Bên cạnh cung cấp protein, công dụng của thịt cừu còn giúp cung cấp chất béo có lợi cho cơ thể. Hàm lượng chất béo có trong thịt cừu lên đến 20%, bao gồm hai dạng: chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa đơn.Chất béo trans có trong thịt cừu được cho là có tác dụng hữu ích cho sức khỏe. So với các loại thịt động vật nhai lại khác như thịt bò và thịt bê, trong thịt cừu có chứa hàm lượng axit linoleic liên hợp cao nhất. Axit linoleic giúp giảm khối lượng chất béo có tác động xấu đến sự chuyển hóa trong cơ thể. Từ đó tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch hiệu quả.  

3. Vitamin và khoáng chất

Nhiều loại vitamin và khoáng chất phong phú cho cơ thể như Vitamin B12, kẽm, phốt pho, sắt. Vitamin B12: Bổ sung Vitamin B12 có trọng thịt cừu, bạn sẽ giảm thiểu nỗi lo bị thiếu máu và tổn thương hệ thần kinh. Công dụng của thịt cừu rất quan trọng cho sự hình thành máu và chức năng của não, vitamin B12 chỉ được tìm thấy trong các thực phẩm nguồn gốc động vật:

  • Kẽm: Công dụng của thịt cừu còn giúp bổ sung lượng kẽm, có lợi cho sự tăng trưởng và sự hình thành của hormone như insulin và testosterone. Tìm thấy với số lượng cao trong thịt cừu, kẽm thường là tốt hơn nhiều hấp thụ từ thịt so với thực vật.
  • Phốt pho: Hàm lượng phốt pho có trong thịt cừu khá lớn, rất cần thiết cho sự duy trì và tăng trưởng của cơ thể.
  • Sắt: Thịt cừu là một nguồn giàu chất sắt, chủ yếu ở dạng sắt heme, rất khả dụng sinh học và được hấp thụ hiệu quả hơn chất sắt không heme tìm thấy trong cây.
  • Selenium: Thịt thường giàu selenium, mặc dù điều này phụ thuộc vào thức ăn của động vật nguồn. Selen có chức năng quan trọng khác nhau trong cơ thể.
  • Niacin: Còn được gọi là vitamin B3, niacin phục vụ một loạt các chức năng quan trọng trong cơ thể. Lượng trung bình niacin liên quan làm tăng nguy cơ bệnh tim.

4. Cải thiện cơ bắp

  • Không chỉ cung cấp Vitamin và khoáng chất, công dụng của thịt cừu còn có thể cải thiện chức năng cơ bắp, nâng cao sức chịu đựng và hiệu suất thể dục. Bổ sung thịt cừu trong thực đơn, là cách hiệu quả để bảo tồn khối lượng cơ bắp, cho bạn sức khỏe cực tốt.
  • Bởi thịt cừu có chứa acidamin gọi là beta – alanine, một chất quan trọng cho chức năng cơ bắp, có tác dụng giảm sự mệt mỏi và cải thiện hiệu suất hoạt động. Do đó, nếu chế độ ăn không có thịt cừu hoặc áp dụng chế độ ăn chay, có thể làm giảm nồng độ của carnosine trong cơ bắp theo thời gian.
  • Công dụng của thịt cừu đặc biệt có lợi cho các vận động viên để cải thiện sức năng cơ bắp, tăng cường sức đề kháng và sức chịu đựng dẻo dai cho cơ thể.

5. Phòng ngừa thiếu máu

  • Các chuyên gia cho rằng, công dụng của thịt cừu giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu hiệu quả, làm tăng số lượng các tế bào đỏ và tăng khả năng vận chuyển oxy của máu. Bổ sung thịt cừu đều đặn còn giúp bạn cải thiện tình trạng mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
  • Bởi thịt cừu chứa hàm lượng sắt cao, cải thiện sự hấp thu sắt, có lợi cho việc hấp thu chế độ dinh dưỡng. 

BÍ KÍP KHỬ MÙI HÔI THỊT CỪU:
Sườn cừu hiện đang là nguyên liệu mới lạ với nhiều gia đình. Thịt sườn cừu rất mềm, vị ngon ấn tượng, nhưng nhiều người vẫn băn khoăn không biết sơ chế như thế nào để khử mùi hôi của thịt. Cùng Usafoods khám phá một số cách "đặc biệt", dùng để khử mùi hôi của cừu nhé:

  • Dùng gừng: 

Nướng chín một củ gừng, sau đó bạn cạo sạch lớp vỏ, cho vào chày giã nhuyễn rồi rắc lên thịt. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ mùi hôi của thịt cừu do bị mùi thơm của gừng lấn át. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng được trong một số món ăn, bởi nhiều món ăn không thích hợp để cho gừng.

  • Gừng và rượu:

Đầu tiên bạn rửa sạch miếng thịt cừu. Sau đó rửa sạch và giã nát củ gừng rồi cho vào bát. Thêm một chút rượu trắng vào bát gừng, trộn đều rồi dùng tay lấy gừng xát lên mọi mặt của miếng thịt. Sau khi xát xong bạn bạn để thịt nghỉ khoảng 15 phút. Sau đó chế biến thành món ăn bạn muốn. Cách này thường được áp dụng nhiều nhất bởi nguyên liệu dễ kiếm, cách làm dễ dàng, hơn nữa nó không làm ảnh hưởng tới mùi vị của món ăn.

  • Sử dụng ngũ vị hương:

Cách này lại rất phù hợp với món thịt cừu hầm. Chắc bạn cũng biết, gói ngũ vị hương khi cho vào thịt bò thì sẽ có mùi rất thơm và đối với thịt cừu cũng vậy, thịt cừu sẽ mất hẳn mùi hôi khi bạn ướp thịt với gói ngũ vị hương. Sau khi ướp khoảng 5 phút thì bạn lấy miếng thịt cừu ra, xả dưới vòi nước lạnh là được.

  • Củ cải và giấm:

Khi làm thịt cừu nướng, bạn nên áp dụng cách này. Củ cải thái nhỏ, sau đó cho vào thịt cừu, thêm một ít giấm vào rồi trộn đều là được, bạn có thể rửa lại với nước sạch hoặc không.

  • Dùng nước chè:

Nếu nhà bạn không có sẵn nước chè đặc, hãy pha một ấm rồi để cho nguội. Thịt cừu mua về rửa qua bằng nước lạnh, sau đó cho vào bát nước chè đặc ngâm trong khoảng 10 phút, sau đó vớt ra và rửa lại bằng nước lạnh. Như vậy bạn đã có thể khử được mùi hôi của thịt cừu rồi đấy.

Thịt cừu, đùi cừu, bò mỹ, bò úc, hải sản nhập khẩu, vẹm xanh, tôm hùm

Sản phẩm khác

Cốt lết cừu (trừu) Úc
Giá: 270.000 đ
267.000 đ
Sườn cừu ÚC
Giá: 380.000 đ
395.000 đ
Đùi cừu (trừu) Úc có xương
Giá: 325.000 đ
330.000 đ
Vai cừu Úc có xương
Giá: 265.000 đ
270.000 đ